Hoằng Pháp Online

ĐĐ. Thích Chánh Thuần thuyết giảng chủ đề: “Lý luận thuyết giảng Phật giáo”

PSO - Kỹ năng thuyết giảng là kỹ năng mà một vị giảng sư cần phải nắm rõ nhằm cung cấp các bài giảng, nội dung bài giảng hiệu quả và hấp dẫn. Người có kỹ năng thuyết giảng tốt sẽ là mấu chốt thu phục nhân tâm cũng như tạo động lực đưa những giáo lý Phật đà đến với thính chúng. Một nhà hoằng pháp thành công phải nắm được thế nào là phương pháp lý luận? Cách thức hành và áp dụng như thế nào?... Đã được ĐĐ. Thích Chánh Thuần – Giáo thọ sư khoá đào tạo Cao cấp giảng sư thuyết giảng  đến các học viên tại lớp Tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp thời đại 4.0 trên địa chỉ học trực tuyến trungtam.hoangphaponline.com vào chiều ngày 02/8/2021, (nhằm ngày 24/6 năm Tân Sửu) với chủ đề: “Lý luận thuyết giảng Phật giáo” để các học viên có những hành trang lý luận dưới góc nhìn sư phạm Phật giáo. Kỹ năng thuyết giảng rất quan trọng đối với thành công của một giảng sư trong công tác hoằng dương Phật pháp, làm lợi lạc cho chúng sinh. Có nhiều phương pháp trong đó có phương pháp thuyết giảng kinh điển (giảng kinh, thuyết pháp). Có 5 nguyên tắc chính: Hành trang cần thiết của vị giảng sư hoằng pháp cần có phạm hạnh, kiến thức và năng lực; Nguyên tắc thuyết giảng; Quy trình thuyết giảng; Phương pháp triển khai bài giảng; Phương pháp xây dựng kế hoạch bài thuyết giảng. Hành trang cần thiết của vị giảng sư hoằng pháp: Mỗi vị giảng sư mà mỗi nhà tu hành cần phải chuẩn bị trên hành trình tu tập, giáo hoá chúng sinh: Cần có kiến thức (Kinh, luật, Lý luận Thuyết giảng (Quy trình Đề cương Giáo áo Phương pháp); Giao tiếp Sư phạm Phật giáo (Giao tiếp Giao tiếp Uy nghi Xử lý tình huống Hình ảnh GS); Phương pháp Thuyết giảng Tích cực(Trực quan Thuyết trình Phản vấn); Nghiên cứu Khoa học (Báo khoa học Nghiên cứu); Công nghệ Thông tin, Tâm lý học Phật giáo Lý luận Truyền thông, Quản trị Phật giáo, Pháp luật Văn hóa Tín ngưỡng Triết học, luận Thực hành Thực tập. Phạm hạnh: Phải có tu tập, phụng sự, cống hiến và dấn thân cho Phật pháp, cho quốc gia, cho dân tộc. Đây là một trong 2 nguyện hạnh lớn nhất của người con Phật (thành phật cà giáo hoá độ sinh). Lý tưởng xuất gia rời bỏ cuộc sống gia đình vào đạo với 2 mục đích: Xác định rõ rằng những danh lợi bên ngoài từ bỏ để đoạn diệt sinh tử và giáo hoá độ sinh ngay từ khi bước chân vào chùa. Trên con đường tu tập phải kiến trì và kiên định, không thoái tâm, đi ngược với hạnh nguyện của mình khi phát nguyện trước ngôi Tam bảo. Năng lực: là khả năng tổng hoà, tổng hợp kiến thức gồm: Tổ chức (khó tu, sự kiện…), nghiên cứu, giao tiếp (ứng xử), giảng dạy, tư duy tổng hợp, công nghệ. Khái niệm về thuyết giảng Phật giáo: Với một vị giảng sư việc thuyết giảng rất quan trọng, là phương pháp vị giảng sư Phật giáo dùng lời nói giải thích, thông báo, mô tả, tái hiện, trình bày, diễn giải, tường thuật, kể truyện, phân tích, tổng hợp, chứng minh…một nội dung nào đó một cách có hệ thống, lôgic để người nghe tiếp thu, tiếp nhận. Nguyên tắc thuyết giảng Phật giáo: Là những luận điểm cơ bản, có tính quy luật mang tính chuẩn mực của lý luận thuyết giảng, chỉ đạo, chi phối, định hướng toàn bộ tiến trình thuyết giảng, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, mục đích, mục tiêu thuyết giảng phù hợp với giá trị Phật giáo, giá trị dân tộc, giá trị con người. Có 9 nguyên tắc cơ bản trong thuyết giảng Phật giáo: Thân – khẩu – ý giáo (giáo hoá bằng cuộc đời tu hành là quan trọng nhất); Đảm bảo uy nghi, giới luật, giao tiếp, hình ảnh người xuất gia;Tôn trọng tông phái, hệ phái, truyền thống Phật giáo;Tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo;Phi chính trị; Hòa hợp Tăng;Khế lý – Khế cơ – Khế thời – Khế xứ;Đảm bảo giá trị Phật giáo;Đồng nhất lý luận và thực tiễn. Quy trình bài thuyết giảng gồm có 3 bước phải đảm bảo Khế lý – Khế cơ – Khế thời – Khế xứ. Xây dựng quy trình trong thuyết giảng Phật giáo: Đối tượng nào -> nhu cầu đó -> nhu cầu nào -> mục tiêu đó -> mục tiêu nào -> nội dung, phương pháp, phương tiện đó. Xây dựng Quy trình: Chuẩn bị: Xác định đối tượng giảng (Thông tin đối tượng, nhu cầu đối tượng); Xác định mục tiêu giảng (Kiến thức, Phạm hạnh); Xác định phương pháp giảng (Phương pháp chính, Phương pháp đặc thù); Chuẩn bị phương tiện tài liệu (Giảng sư: đề cương, micro.., người nghe, bút, giấy…..); Triển khai giảng: Khởi động bài giảng (Niệm Phật, khởi động thuyết giảng); Hình thành kiến thức mới (HĐ giảng sư, người nghe, kiến thức cần đạt được, Nội dung kiến thức, phương pháp, phương tiện);Thảo luận, luyện tập; Vận dụng; Đánh giá: Tổng kết bài giảng; Giao nhiệm vụ; Giới thiệu tài liệu; Rút kinh nghiệm bài giảng. Một số kỹ năng cơ bản trong thuyết giảng Phật giáo: Kỹ năng kiểm soát cảm xúc; Kỹ năng làm chủ nội dung; Kỹ năng làm chủ thời gian; Kỹ năng thu hút người nghe; Kỹ năng kiểm soát hội chúng; Kỹ năng tổng hợp nội dung; Kỹ năng xác định mục tiêu; Kỹ năng xác định nội dung cốt lõi, cơ bản, bổ trợ; Kỹ năng soạn đề cương; Kỹ năng soạn sơ đồ tư duy Kỹ năng ghi nhớ; Kỹ năng xây dựng sơ đồ tư duy trong tư duy; Kỹ năng giao tiếp sư phạm; Kỹ năng sử lý tình huống; Kỹ năng ngôn ngữ; Kỹ năng phi ngôn ngữ; Kỹ năng định vị; Kỹ năng định hướng; Kỹ năng ứng dụng phương pháp trực quan. Phương pháp triển khai bài giảng gồm: Diễn dịch; Quy nạp; Tổng phân hợp. Phương pháp xây dựng kế hoạch: Đề cương, kịch bản, giáo án, thuyết giảng. Phương pháp tuyến tính: Thiết kế kế hoạch, đề cương, kịch bản, giáo án bài thuyết giảng theo phương pháp tuyến tính là phương pháp thiết kế theo trật tự thông thường từ trên xuống dưới, theo từng đề mục, không chia cột (Ví dụ. Phần 1.( 1.1 - 1.2); Phần 2 (2.1 - 2.2)). Ưu điểm: Tiết kiệm số trang giấy, dễ làm. Nhược điểm: Người giảng khó quan sát được sự tương tác giữa hoạt động người giảng, người  nghe, yêu cầu cầu cần đạt được, phương pháp, phương tiện. Phương pháp chia cột: Thiết kế kế hoạch, đề cương, kịch bản, giáo án bài thuyết giảng được chia thành các cột. Hiện nay, có các cách chia cột thông thường như sau: Chia 2 cột: Hoạt động giảng sư, hoạt động người nghe / nội dung cần đạt được; Chia 3 cột: Hoạt động giảng sư / hoạt động người nghe / nội dung cần đạt được; Chia 4 cột: Hoạt động giảng sư / hoạt động người nghe / kiến thức cần đạt được / phương pháp, phương tiện, thời gian Hoạt động giảng sư / hoạt động người nghe / kiến thức cần đạt được / nội dung kiến thức, thời gian. Bố cục kế hoạch, đề cương, kịch bản, giáo án thuyết giảng: Đề tài thuyết giảng: Giảng sư; Đối tượng giảng (Đặc điểm, thông tin, nhu cầu đối tượng giảng); Địa điểm, thời gian; Mục tiêu bài giảng (Kiến thức, Phạm hạnh); Thiết bị, học liệu; Tiến trình dạy học (chia cột hoặc tuyến tính); Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động giảng sư/ Hoạt động người nghe/ Kiến thức cần đạt được/ Nội dung kiến thức/ phương pháp, phương tiện, thời gian; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng. Đánh giá: Tổng kết bài giảng; Giao nhiệm vụ về nhà, giới thiệu tài liệu, Rút kinh nghiệm bài giảng. Trong khuôn khổ thời gian hạn chế (90 phút), ĐĐ. Thích Chánh Thuần đã tổng hợp những “Lý luận thuyết giảng Phật giáo” gồm các phương pháp để chia sẻ đến các học viên những kỹ năng cơ bản của một vị giảng sư nắm được nền tảng cơ bản để trình bày, truyền đạt được những giáo lý của đức Phật đến với hội chúng. Một vị giảng sư thuyết giảng tốt đó là phải gây được sự chú ý của thính chúng sau khi nghe và áp dụng được vào trong cuộc sống. Thuyết giảng hoa học, thu hút người nghe cũng chính là phương pháp tuyệt vời để người giảng sư dẫn dắt hội chúng đi theo dòng suy nghĩ cùng với mình - đó chính là sự thành công của người giảng sư trong buổi thuyết giảng của mình.

PSO

Download iOS Download Android