Hoằng Pháp Online

HT. Thích Thanh Hùng thuyết giảng: “Kinh nghiệm Hoằng pháp”

PSO - Một vị giảng sư hoằng pháp phải là người có tín tâm kiên cố và phải có sự thực hành Phật pháp để tự tin vào điều mình thuyết giảng. Nếu đã chọn sự nghiệp hoằng pháp làm Phật sự của đời mình thì vị giảng sư cần chú tâm tu tập và giữ gìn giới đức ngay từ những bước khởi đầu. Chiều ngày 07/8/2021 (nhằm ngày 29/6 năm Tân Sửu), HT. Thích Thanh Hùng – UVTT HĐTS – Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử TƯ đã có buổi thuyết giảng đề tài: “Kinh nghiệm Hoằng pháp” cho các học viên học viên là Tăng Ni khoá tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp thời đại 4.0. trên địa chỉ học trực tuyến trungtam.hoangphaponline.com. Hoằng pháp là vai trò, nhiệm vụ của Tăng già nói riêng và người con Phật nói chung. Hoằng pháp là hiểu và truyền trao giáo lý của đức Phật, thực nghiệm sống với giáo lý của đức Phật một cách thiết thực, đem lại hiệu quả cho chính mình và lan toả cho gia đình và mọi người. Trước đây, công việc hoằng pháp chỉ dành cho người xuất gia, nhưng những năm gần đây Ban Hoằng pháp chia sẻ đến với cư sĩ ngành hoằng pháp gọi là hoằng pháp viên. Tất cả những người con Phật xuất gia hay tại gia đều thực tập hoàn hảo để truyền thừa Giáo lý của đức Phật: Thân giáo, Khẩu giáo và Ý giáo. Với 41 năm hành trình hoằng pháp (từ những năm 1980) đến khi Ban Hoàng pháp mở khoá Thiện khoa. HT. Thích Thanh Hùng đã tham gia cùng với chư Tôn đức trong Giáo hội đi khắp mọi miền tổ quốc, tiếp cận thấy, hiểu được và đem Giáo lý của đức Phật đến từ vùng, từng miền, từng người một cách hiệu quả. Theo Hoà thượng, một trong những yếu tố mang lại thành công cho việc hoằng pháp là giành được sự tin tưởng của thính chúng. Muốn làm được như vậy, chúng ta phải hiểu và xuyên qua cuộc đời của đức Phật sẽ thấy con đường Hoàng pháp của Ngài bắt đầu từ vườn Lộc Uyển cùng với 5 anh em Kiều Đàm Như. Từ đó đức Phật tuỳ cơ để Ngài vận dụng giáo cơ thời xứ. Ngài vận dụng trong suốt 49 năm với 12 bộ kinh trường hàm để truyền đạt tuỳ theo, tuỳ người, tuỳ trình độ trong giáo cơ thời xứ được đức Phật ứng dụng một cách hoàn hảo. Giáo cơ thời xứ được ứng dụng trong cuộc sống thực tiễn đó là: Đối với những người bình thường hay những người có tín ngưỡng dân gian thì chúng ta phải nói giáo lý phù hợp với niềm tin của mỗi người. Chúng ta xử dụng những phương thức từ thấp đến cao để họ hiểu được, biết được và đủ sức vận dụng được. Việc rèn luyện kỹ năng và phương pháp thuyết giảng là điều cần thiết để mang lại thành công cho việc thuyết giảng của một vị giảng sư trong quá trình hoằng dương chánh pháp của đức Phật đến với thính chúng. Lộ trình trong giáo môn của Phật được phân định 5 cấp để giáo dục (hay gọi là 5 thừa: Nhơn thừa: Tức là kẻ thọ Tam qui, ngũ giới trong cuộc sống luôn thân cận Tam bảo, cung kính, cúng dường và giữ trọn 5 giới đã thọ, thì đời sau sinh ra làm người phúc đức;  Thiên thừa: Tu tập 10 điều lành( thập thiện) sẽ được sinh lên cõi Trời hưởng các sự phúc lạc; Thanh Văn thừa: Hành giả Tu tập Tứ Diệu Đế để thành bậc A La Hán, thoát khỏi sanh tử luân hồi;  Duyên giác thừa: ( Trung thừa). Hành giả tu tập pháp Thập nhị nhơn duyên, là nguyên nhân của sanh tử luân hồi. rồi y theo đó tu hành quán lưu chuyển và hoàn diệt cho đến khi thuần thục giác ngộ giải thoát, thành Bậc Bích Chi Phật;  Bồ Tát Thừa: ( Đại thừa) Hành giả tu tập lục độ Ba La Mật và thành tựu đủ muôn hạnh muôn đức, có nghĩa là thực hành. Đây gọi là tuỳ cơ và giáo pháp được ứng dụng. Vận dụng giáo điển của đức Phật như chúng ta xử dụng thuốc, biết bệnh cho thuốc thì bệnh sẽ giảm và hết bệnh. Đức phật suốt 49 năm nói 12 bộ kinh đã xử dung phương hành đó độ vô lượng, vô số chúng sinh. Vì Pháp chính là thuốc, nếu xử dụng đúng sẽ có hiệu quả tốt, xử dụng sai đưa đến những hậu quả khôn lường. Có những kinh nghiệm khi Hoà thượng được gần gũi chư Tôn đức, nhiều vị pháp sư xưa và nay như: HT. Thích Trí Quảng, HT. Từ Thông và nhiều vị Tôn đức khác cũng đã được Hoà thượng chia sẻ đến các học viên. Đó là trên con đường hoằng pháp, phải lắng nghe tất cả mọi việc, suy nghiệm tất cả những gì bậc Tôn túc trước nói, hiện tại nói và chia sẻ và ghi chép lại. Sau đó về hằng đêm suy nghĩ để sửa mình và ứng dụng đúng trên phương hành công thức là văn, tư, tu. Truyền đạt Giáp pháp của đức Phật có những vị truyền đạt rất cao, nhiều vị tầm trung, tầm thấp, tuỳ theo duyên đó mà hành trì làm thế nào có hiệu quả lợi ích nhất. Đó gọi là có Diệu lực trong quá trình ứng Pháp của đức Phật. Giảng sư là người luôn luôn lắng nghe, để rút ra những điều cần phát huy và những điều cần tránh trong khi thuyết pháp. Mỗi vùng miền có cách, có niềm tin, có sự tu tập hành trì khác nhau. Là người hoằng pháp, chúng ta không đem ra phân tích nói cao, nói thấp, nói đúng nói sai…cũng giống như hạt gạo có thể chế ra bột và từ bột chế biến thành nhiều loại bành như: Bánh xèo, bánh cuốn, bánh khọt… Chia sẻ giáo pháp cũng giống như vậy. 12 bộ kinh, tuỳ căn cơ trình độ đức Phật dạy chúng ta bớt khổ, hết khổ và có niềm vui. Hoằng pháp ngày nay, chúng ta phải vận dụng điều này để rồi người xuất gia, tại gia đều có thể áp dụng được. Người xuất gia hoằng pháp bằng thân giáo, khẩu giáo và ý giáo (phương hành tu của chính mình), 3 nghiệp phải hoàn hảo. Hoằng pháp là tự lợi và lợi tha chúng ta không quên "Lý" (là cứu cánh) - "Sự" (là phương tiện). Dù ở vị trí nào tu tập nào, phương hành nào thì "Lý - Sự" phải gắn kết như thân và tâm không rời nhau, không đi ngược lại nhau. Một lời nói, một hành động, một cử chỉ gắn với nhân quả “lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt” chỉ lý sự viên dung, nhân quả rõ ràng. Ngồi trên pháp toà đông người hay một người thì giảng sư phải giữ bình tĩnh, trước mọi người không biểu hiện thái độ. Bởi người hoằng pháp giống như bông hoa để trước hàng trăm người nhìn vào. Nếu chúng ta không khéo thì Phật tử sẽ nhìn thấy những hành vi không đẹp. Vì vậy, vị giảng sư phải cố gắng tập luyện và duy trì hành động trước, giữa, sau phải như nhau, luôn luôn từ tốn. Giáo điển của đức Phật như mật (trên ngọt, giữa ngọt và cuối cũng ngọt), không như viên thuốc đắng bọc đường. Như vậy, cái thiện, chân thiện luôn luôn tồn tại mọi lúc, mọi nơi cho dù ở nhà một mình, hay nhiều người tính thiện luôn hiển thị như nhau. Muốn đạt điều đó thì phải tập nói, tập nghe và phải rèn luyện bản thân. Người hoằng pháp phải tập nói, tập nghe (những gì học phản biện theo chiều thuận và chiều ngược thì tuỳ duyên). Trên con đường hoằng pháp, có những đối tượng hỏi những câu chật chìa (phá đám), lúc này vị giảng sư phải bình tĩnh, không nóng mà nên khen, sau đó dẫn dụ đưa lần đến chỗ họ nói đó chưa phù hợp. Trên hành trình tu tập dù xuất gia, tai gia chúng ta không quên nhân quả, vận dụng để tất cả thấy được sự chuyển tải của giáo lý thành một hiện thực, dẫn dụ phiền "Não" (bực bội) tức "Bồ" đề (an lạc). Một vị giảng sư thành công là người có kỹ năng và phương pháp xây dựng niềm tin cho quần chúng bằng cách giữ gìn giới đức; sống trung thực; tu tập và hành trì. Để có những kỹ năng và phương pháp trong công tác hoằng pháp, vị giảng sư từng bước xây dựng cho mình sự tin tưởng nơi thính chúng, rèn luyện khả năng khơi gợi sự đồng cảm và khả năng trình bày mọi vấn đề hợp với luận lý. Vị giảng sư cần chuẩn bị cho mình một tư thế để luôn luôn thuyết phục được thính chúng đi đúng con đường của Đức Phật đã dạy đó là đem lại an lạc và hạnh phúc. Luôn ứng dụng Thân Khẩu Ý không vượt ngoài Kinh Thập thiện (Thân 3, Khẩu 4, Ý 3) là nền tảng, căn bản bồ đề của một vị giảng sư để làm lợi ích cho mình và cho mọi người góp phần làm cho chánh pháp được xiển dương, chúng sanh được an lạc giải thoát.

PSO

Download iOS Download Android